Nhiệm vụ của các nhà dinh dưỡng như chúng tôi là xây dựng một công thức thức ăn phù hợp với nhu cầu của vật nuôi với chi phí thấp nhất có thể. Những khó khăn trong công việc của chúng tôi là nhu cầu của vật nuôi thay đổi theo giai đoạn phát triển của chúng. Đối với những heo nái trưởng thành, các nhà dinh dưỡng thường làm hai công thức khác nhau là nái mang thai và nái nuôi con. Nhưng trên thực tế, nếu muốn chính xác hơn về nhu cầu của heo nái, chúng ta nên xác định ít nhất 3 giai đoạn với 3 khẩu phần ăn khác nhau của 1 chu kỳ heo nái.
Thời gian chuyển tiếp từ cuối kỳ mang thai đến đầu kỳ cho con bú là khá ngắn. Nhưng dù sao nó cũng có tầm quan trọng đối với năng suất sinh sản của heo nái. Thời gian chuyển tiếp ở đây (Peripartum) được định nghĩa là 20 ngày cuối cùng của thai kỳ và 5 ngày đầu của giai đoạn cho con bú, có nhiều thay đổi lớn đối với heo nái. Cụ thể là, sự tăng trưởng của bào thai, phát triển tuyến vú, sản xuất sữa non và chuẩn bị cho quá trình đẻ đòi hỏi cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng trong giai đoạn cuối thai kỳ. Sau quá trình sinh đẻ, các chất dinh dưỡng chủ yếu cần thiết cho sản xuất sữa và nhu cầu duy trì của heo nái.
Do đó, người chăn nuôi heo nên sử dụng thức ăn giai đoạn Peripartum này để giúp heo nái để chuẩn bị tốt hơn cho quá trình sinh đẻ của heo nái.
Dưới đây là vài khuyến cáo để giúp bạn làm công thức cho thức ăn giai đoạn Peripartum.
1 – Điều chỉnh cân bằng axit amin
Nhu cầu Threonine cao hơn ở giai đoạn cuối thai kỳ sẽ hỗ trợ tốt cho sự phát triển của bào thai, sự phát triển của mô vú và mô niêm mạc.
Heo nái hậu bị và nái đẻ lứa 1 có nhu cầu về Tryptophan (e.g.0.22-0.25) cao hơn những nái lứa già hơn. Hãy xem xét cấu trúc lứa heo của bạn khi xác định tỷ lệ tối ưu.
Cần Valine tăng cường cung cấp ở cuối giai đoạn mang thai và giai đoạn nuôi con để hỗ trợ sản xuất sữa và sữa đầu.
Đảm bảo rằng bạn cân bằng tốt Leucine và Isoleucin ở tỷ lệ 2:1 để đảm bảo chức năng tối ưu của chuỗi axit amin và độ ngon miệng của heo nái.
2 – Tăng cường xơ lên men
Chất xơ ở đây phải là một chất xơ chứa cả xơ lên men và xơ không lên men. Xơ không lên men giúp hỗ trợ tiêu hóa đường ruột và phòng tránh táo bón trước khi đẻ. Còn xơ lên men cho phép sản xuất các axit béo dễ bay hơi trong ruột già để cung cấp năng lượng bổ sung trong quá trình sinh đẻ. Điều đó giúp ổn định nồng độ đường trong máu, trong đó cho phép cải thiện tính đồng đều của heo con khi sinh, giảm thời gian đẻ và cải thiện sức sống của heo con.
3 – Tăng bổ sung Omega 3
DHA cải thiện sự phát triển não của heo con và giúp cải thiện sức sống và tỷ lệ sống. DHA cũng giúp làm giảm sự căng thẳng ở heo nái trong quá trình sinh đẻ. Làm giàu tỷ lệ DHA có thể đạt được bằng cách bổ sung vào các khẩu phần ăn với một nguồn axit béo omega 3. Có thể là từ dầu cá, các sản phẩm tảo và các loại dầu thực vật (ví dụ như hạt lanh hoặc dầu canola). Điều mong muốn nhất có được từ axit béo omega-3 là DHA. Tuy nhiên, Omega-3 từ nguồn thực vật (ALA) khó chuyển thành EPA và DHA.
4 – Canxi thấp hơn
Giảm Canxi trong giai đoạn Peripartum nhằm huy động canxi từ xương và tránh sốt sữa trong quá trình cho con bú, nhờ đó canxi sẽ bắt đầu được bơm từ máu.
5 – Giảm dEB (Dietary Electrolytes Balance)
Chúng tôi mong muốn giảm cân bằng điện giải trước khi đẻ để hỗ trợ heo nái chủ động huy động canxi của mình nhằm hỗ trợ cho quá trình chuyển tiếp sang quá trình tiết sữa nuôi con (tránh sốt sữa và MMA). Điều này có thể đạt được bằng cách sử dụng một sự kết hợp của các sản phẩm như magiê clorua, amoniac clorua, amoniac sunfat, canxi sunfat và magie sulfat.
6 – Tăng cường bổ sung Glutamine
Vào cuối thai kỳ, bào thai phát triển rất nhanh. Sự bổ sung axit amin không thiết yếu lúc này giúp cải thiện tỷ lệ sống của heo con sơ sinh, trọng lượng cai sữa và lượng thức ăn ăn vào ở nái. Glutamine có thể được tìm thấy trong tất cả các sản phẩm có chứa protein. Để tăng cường bổ sung Glutamine, ta có thể sử dụng các sản phẩm như mono sodium glutamate, L-glutamine, gluten lúa mì.
7 – Tăng Crôm
Crôm giúp cải thiện tính nhạy cảm của các thụ thể insulin và có tác động tích cực đến hormone để đảm bảo một quá trình đẻ nhanh chóng và trơn tru. Crôm cũng có một ảnh hưởng tích cực đến sự trao đổi chất của heo nái đồng thời hỗ trợ tăng trưởng bào thai và chuẩn bị cho quá trình tiết sữa và tiết sữa non.
8 – Tăng Carnitine
Carnitine là một axit amin quan trọng thiết yếu để giúp chuyển hóa chất béo thành năng lượng. Sự gia tăng của việc bổ sung Carnitine vào cuối thời kỳ mang thai sẽ giúp tăng số lượng heo con còn sống, tăng sản xuất sữa và trọng lượng cai sữa.
* Hàm lượng lysine được trích dẫn ở đây được dựa trên lượng ăn vào 6kg/ngày trong chu kỳ đỉnh cao tiết sữa và một nái nuôi 12 heo con.
Vì nhu cầu thức ăn trong giai đoạn Peripartum là khá khác so với thức ăn của nái nuôi con, nên điều quan trọng là người chăn nuôi phải tuân thủ thời gian cho ăn theo khuyến cáo. Nếu họ sử dụng thức ăn Peripartum sau 5 ngày sau đẻ, điều này có thể tác động tiêu cực đến khả năng sản xuất sữa. Chúng ta cần phải giải thích rõ điểm này cho người chăn nuôi và giám sát việc sử dụng thức ăn Peripartum.
Nguồn: Nutrispices
Nguyễn Hoàng Hải - Biên tập và Biên dịch